Theo một khảo sát mới đây của Jogye Order Institute về Nghiên cứu Phật giáo và Xã hội, thì đạo Công giáo có mức độ tín nhiệm cao nhất ở Hàn Quốc. Khảo sát này được thực hiện trên 1200 người từ 16 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy sư tin tưởng vào các tôn giáo sụt giảm chung từ 25% xuống 11.8%.
Công giáo là tôn giáo được tin tưởng nhất với 38.9%, tiếp theo là Phật giáo 32.8%, và Tin Lành 10.2%. Theo khảo sát thì các linh mục là những người tạo được sự tin tưởng nhất. 51.3% xem các linh mục là những người tốt, tiếp theo là các tăng sư với 38.5%, và mục sư với 17%.
Mọi người nghĩ rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là vấn đề căng thẳng nhất, với 42.8%. Họ cũng xem giá trị xã hội cao nhất là ‘công bằng và bình đẳng’ với 24.3%.
Điều được đánh giá cao là việc các tôn giáo ‘chăm lo và an ủi người yếu đuối và người đau khổ.’ Nhưng họ xem ‘sự thiếu minh bạch trong tài chính’ là vấn đề lớn nhất.
Ý niệm tôn giáo đã ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn trong xã hội, khi có 40.4% đồng ý thế và 26.7% phản đối. Trên tất cả mọi chuyện, người Hàn Quốc xem trọng nhất ‘việc chăm lo cho người yếu đuối và đau khổ’ của những người có đạo, nhưng họ e ngại ‘sự thiếu minh bạch trong các lĩnh vực tài chính,’ và xem đây là ‘vấn đề tồi tệ nhất của các tôn giáo thời nay.’
Dù Hàn Quốc không phải là một nước đa số Công giáo, khi chỉ có khoảng 5triệu, 10% tổng dân số là người Công giáo.
Dù Hàn Quốc không phải là một nước đa số Công giáo, khi chỉ có khoảng 5triệu, 10% tổng dân số là người Công giáo.
Từ thập niên 1960, Công giáo được xem là đồng hành với chủ nghĩa cấp tiến ở Hàn Quốc, sau khi giáo hội Công giáo đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy dân chủ, thời mà đất nước này còn dưới chế độ độc tài quân phiệt. Công giáo nhìn chung được tín nhiệm vì đã chuyển vần đất nước từ chế độ quân phiệt sang dân chủ vào năm 1987, và đang lan rộng ở Hàn Quốc.
Tháng 8, 2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm Hàn Quốc, một sự nhìn nhận của ngài với tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á trong Giáo hội Công giáo.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment