Ảnh AP
Người đầu tiên trong số các nhà truyền giáo là linh mục José de Anchieta, cha chịu chức năm 1566 ở Salvador de Bahia và được phong chân phước năm 1980. “Tông đồ của Ba Tây” soạn quyển văn phạm và giáo lý đầu tiên bằng thổ ngữ, góp phần làm cho ngôn ngữ tupi-guarani thành “ngôn ngữ chung” của thuộc địa Bồ Đào Nha. Năm 1554, với đồng hữu của mình là Manuel da Nobrega, ngài thành lập thành phố Sao Paulo, sau này Sao Paulo là thành phố lớn nhất Nam Mỹ.
Các tu sĩ Dòng Tên khác cũng đặt trụ sở trên những miền đất ở Florida (Mỹ), Peru, Colombia hay Ecuador. Nhưng kinh nghiệm ngoạn mục nhất của Dòng Tên vẫn là sự thành lập các trung tâm truyền giáo trên một vùng đất mênh mông ngựa phi đường xa giữa Paraguay, Argentina, Bôlivia, Ba Tây và Uruguay.
Giữa sự trục xuất và sự trở lại
Đúng là không tưởng, bị một số người cho là “cộng sản” trước khi cộng sản thành hình. Từ năm 1691, Dòng quy tụ các thổ dân lúc đó đang còn sống du mục bằng săn bắn, câu cá, gặt hái thành sống từng làng ba ngàn dân và dạy cho họ sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi và thủ công nghệ. Dù có những người gièm pha cho rằng Dòng khai thác thổ dân nhưng các thổ dân làm việc một nửa tuần cho gia đình mình, một nửa còn lại làm việc cho cộng đoàn hay làm những việc có lợi ích chung.
Của cải tích tụ được nhờ khai thác hầm mỏ đã được Dòng tài trợ vào các công việc giáo dục và các sinh hoạt khác. Âm nhạc, kịch nghệ và ngay cả bộ môn nhạc cổ điển opera được tăng trưởng một cách đặc biệt, thực hiện được sự giao tiếp văn hóa baroque của Âu Châu vào thanh âm và nhịp điệu địa phương. Các kiến trúc của các cơ sở truyền giáo, đặc biệt ở Bôlivia đã được Unesco đưa vào Di sản của thế giới. Các kinh nghiệm như thế này cũng được thực hiện ở California, Sonora, Sierra Tarahumara và Mễ Tây Cơ.
Nhưng không may sự thịnh vượng và rạng rỡ của các việc truyền giáo ở Nam Mỹ này đã khơi lên lòng ghen tị của những người thực dân và vua chúa các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, họ nhanh chóng cấm Dòng Tên sinh hoạt và trục xuất các tu sĩ Dòng Tên. Hơn một ngàn tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha bị trục xuất, họ phải đi về các Quốc gia thuộc giáo hoàng. Năm 1767, Tây Ban Nha cũng bắt chước làm như vậy. Câu chuyện độc đáo này đã được đạo diễn Roland Joffé dựng thành phim Mission, diễn viên Robert De Niro đóng vai chính đã được giải thưởng Cọ Vàng trong Liên hoan Điện ảnh Cannes năm 1986.
Sự trở lại của thổ dân nhờ các nhà truyền giáo vẫn còn là một vấn đề đôi chiều. Có người cho rằng làm như thế là mất đi bản chất gốc của họ. Có người cho rằng việc làm của các tu sĩ Dòng Tên đã góp phần cứu người Guarani khỏi nạn diệt tộc, một nạn mà các vùng lân cận ở Amazon hay ở các nơi khác bị lâm phải. Ngày nay, cùng với tiếng Tây Ban Nha, tiếng Guarani vẫn còn là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Paraguay.
Thế kỷ Ánh sáng đã gay gắt với Dòng Tên, một Dòng được xem là Dòng có kỷ luật nhà binh, thề trung thành với lãnh đạo một Quốc gia nước ngoài, giáo hoàng. Bị đuổi ra khỏi Âu Châu, bị tách ra khỏi các vùng đất truyền giáo, sự tái xây dựng chậm chạp lại Dòng Tên phải chờ đến thế kỷ thứ 19. Lúc này Dòng tập trung vào việc giáo dục qua việc thành lập nhiều trường trung học, đại học. Các trường này đã là và vẫn còn là những trung tâm giáo dục tiêu biểu.
Lãnh đạo trí thức công giáo, các tu sĩ Dòng Tên đã đào tạo các thành phần ưu tú của Châu Mỹ La Tinh nhưng cũng không tránh được các tranh luận thời đó. Sau các cải cách của Công đồng II (1962-1965), các tu sĩ Dòng Tên gia nhập vào phong trào “thần học giải phóng”, chú trọng vào sự dấn thân xã hội. Trong các trường đại học của họ, họ có các học bổng tạo điều kiện thuận tiện cho việc hòa hợp xã hội. 86% người dân Paraguay theo đạo công giáo, con số kỷ lục của Châu Mỹ La Tinh.
(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 12.07.2015/
lemonde.fr, Paulo A. Paranagua, 2015-07-11)
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment